Tiết 1, 2
Câu hỏi SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 73:
Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.
Trả lời:
- Các em đọc một đoạn hoặc bài văn có độ dài khoảng 60 tiếng trong các văn bản đã học ở nửa đầu học kì II hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ. Tốc độ đọc 60 tiếng/ phút.
Tiết 3,4
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng
B. Đọc và làm bài tập
Bài đọc 1: Con vỏi con voi
Nội dung: Nói về con voi trong công viên, sự liên quan của những bộ phận trên cơ thể con voi với điều kiện sống của nó. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quý con voi – con vật to lớn của rừng xanh.
Cách đọc: Đọc thành tiếng, học thuộc lòng. Giọng đọc vui, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: hiểu hết, xúm xít, bẻ “rắ”, đi như chơi, đá sắc, rất dày, quạt bay, buồn một tị, đồ chơi.
Đọc hiểu
Đọc các khổ thơ 2, 3, 4 và cho biết:
a) Mỗi khổ thơ nói về nững bộ phận nào của con voi?
b) Bộ phận ấy có đặc điểm gì?
c) Theo tác giả, vì sao bộ phận ấy có đặc điểm như vậy?
Trả lời:
a) Khổ thơ 2, 3 ,4 nói về các bộ phận sau của con voi: vòi, chân, tai, ngà.
b) - Vòi: dài, to
- Chân: rất dày
- Tai: to như cái quạt
- Ngà: dài
c) Theo tác giả, những bộ phận có đặc điểm như vậy vì rùng cây xúm xít, lắm loại gai, lòng suối nhiều đá sắc, muỗi rừng nhiều và rừng có nhiều kẻ ác.
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 74:
Đọc khổ thơ 5 và cho biết:
a) Theo tác giả, vì sao con voi có đuôi?
b) Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống ai?
c) Em có cách giải thích nào khác không?
Trả lời:
a) Theo tác giả, con voi có đuôi vì ở rừng rất vắng vẻ, voi có đuôi dài làm đồ chơi.
b) Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống một đứa trẻ đang tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình.
c) Theo em con voi có đuôi vì nó giúp con voi có thể kéo thêm các vật nặng khác ngoài vòi hoặc để dọa nạt kẻ thù.
Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 74:
Dựa vào bài thơ trên, nói 3 - 4 câu tả con voi.
Trả lời:
Con voi có cái vòi rất khỏe. Nó đi trong rừng cây rậm rạp như đi chơi. Vướng cành cây là voi “bẻ rắc”. Da voi dày, dù rừng lắm gai, đá ở suối rất sắc, chân voi đạp gì cũng nát. Tai voi to như cái quạt, quạt bay ruổi muỗi. Ngà voi dài để chống kẻ ác. Đuôi voi là đồ chơi của voi.
Câu 4 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 74:
Nghe - viết: Con vỏi con coi (2 khổ thơ đầu)
Nội dung: Giới thiệu về chú voi.
Cách viết: Tên và chữ đầu câu viết ha. Chú ý từ ngữ viết sai: xúm xít, vướng cành,…
Tiết 5, 6
A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.
B. Đọc và làm bài tập
Bài đọc 2: Cây đa quê hương
Nội dung: Bài đọc nói về cây đa quê hương gắn với những kỉ niệm thơ ấu.
Cách đọc: Giọng đọc miêu tả chậm rãi, tự hào; kết hợp giải nghĩa các từ ngữ khó.
Câu văn nào cho biết cây đa sống rất lâu?
Trả lời:
Cây đa nghìn năm/ Đó là cả một tòa cổ kính.
Câu 2 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 75:
Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Ghép đúng.
Trả lời:
Ghép đúng là:
a- 3 b- 1 c- 2 d- 4
Câu 3 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 76:
Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Trả lời:
Lúa vàng gợn sóng/ Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng.
Câu 4 SGK Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 trang 76:
Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm: