Bài 1 (trang 78 SGK Toán lớp 2 Tập 1):
a) Mỗi bình sau chứa bao nhiêu lít nước?
b) Rót nước từ bình vào đầy ba ca 1 l thì vừa hết nước trong bình. Hỏi lúc đầu bình có bao nhiêu lít nước?
Lời giải:
a) +) Bình thứ nhất: Mực nước chỉ ở vạch 2 l. Vậy bình thứ nhất chứa 2 lít nước.
+) Bình thứ hai: Mực nước chỉ ở vạch 4 l. Vậy bình thứ hai chứa 4 lít nước.
+) Bình thứ ba: Mực nước chỉ trên vạch số 5 thêm 2 vạch nữa, nghĩa là ở vạch số 7 l. Vậy bình thứ ba chứa 7 lít nước.
b) Mỗi ca chứa 1 l nước, ba ca chứa số lít nước là:
1 + 1 + 1 = 3 (l)
Nước từ trong bình đổ đầy vào ba ca thì vừa hết.
Vậy trong bình lúc đầu có 3 lít nước.
Bài 2 (trang 79 SGK Toán lớp 2 Tập 1): Tính (theo mẫu):
Mẫu: 32 l + 5 l = 37 l
15 l + 5 l 22 l – 20 l
7 l + 3 l + 8 l 37 l – 2 l – 5 l
Lời giải:
Em thực hiện tính toán thông thường đối với các số rồi thêm đơn vị đo l vào sau.
15 l + 5 l = 20 l
22 l – 20 l = 2 l
7 l + 3 l + 8 l = 10 l + 8 l = 18 l
37 l – 2 l – 5 l = 35 l – 5 l = 30 l
Bài 3 (trang 79 SGK Toán lớp 2 Tập 1):
Bình xăng của một ô tô có 52 l xăng, ô tô đã đi một quãng đường hết 30 l xăng. Hỏi bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng?
Hướng dẫn:
Có: 52 l xăng
Đi hết: 30 l xăng
Còn lại: … lít xăng?
Để tìm số lít xăng còn lại trong bình em lấy số lít xăng ban đầu trong bình trừ đi số lít xăng mà ô tô đã đi hết. Vậy đây là bài toán liên quan đến phép trừ.
Bài giải:
Bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là:
52 – 30 = 22 (l)
Đáp số: 22 lít xăng.
Bài 4 (trang 79 SGK Toán lớp 2 Tập 1):
Chọn thẻ ghi số lít thích hợp với mỗi đồ vật:
Lời giải:
Vì 1 < 3 < 10 < 50 nên 1 l < 3 l < 10 l < 50 l
Em thấy trong các vật trên, chai nhỏ nhất nên ứng với 1 l, tiếp theo đến nồi là 3 l, xô là 10 l và thùng là 50 l. Em nối như sau:
Bài 5 (trang 79 SGK Toán lớp 2 Tập 1):
Thực hành: Đổ 1 l nước từ bình 1 l sang các cốc như nhau.
Lời giải:
Học sinh tự thực hành.