Bài 14: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lý thuyết cần nhớ

- Nhận biết được khối hộp chũ nhật, khối lập phương

- Đọc đúng tên với hình tương ứng.

Khối hộp chữ nhật

Khối hộp chữ nhật

Khối lập phương

Khối lập phương

1.2. Các dạng bài tập

Dạng 1: Đọc tên hình.

Xác định hình cho trước là hình gì.

Dạng 2: Đếm hình.

- Đếm các hình đơn có trong hình.

- Ghép hình và đếm tiếp các hình vừa ghép.

 

 

 

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Những hình nào là khối lập phương?

Những hình nào là khối lập phương?

Hướng dẫn giải

khối lập phương là hình A và C

Câu 2: Hình nào dưới đây là khối hộp chữ nhật?

A.           B.        C. 

Hướng dẫn giải

Đáp án B là khối hộp chữ nhật

 

 

 

3. Bài tập SGK

3.1. Giải hoạt động câu 1 trang 93 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Những hình nào là khối lập phương?

Những hình nào là khối lập phương?

Phương pháp giải:

Quan sát hình, nhận diện những hình có dạng khối lập phương.

Lời giải chi tiết:

Hình A và C có dạng khối lập phương

 

Học Giỏi Tiếng Anh 100% Giáo Viên Nước Ngoài Giúp Con Phát Âm Như Tây

Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.

 

 

 

3.2. Giải hoạt động câu 2 trang 93 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Những hình nào là khối hộp chữ nhật?

Những hình nào là khối hộp chữ nhật?

Phương pháp giải:

Quan sát hình, nhận diện những hình có dạng khối hộp chữ nhật.

Lời giải chi tiết:

Hình A và B có dạng khối hộp chữ nhật.

 

Lập trình Scratch + Python giúp Trẻ tự lập trình các Game trí tuệ thông qua khối lệnh cơ bản

Làm chủ ngôn ngữ lập trình để rèn tư duy logic với nhiều hủ đề đa dạng từ tạo câu chuyện đến lập trình game.

 

 

 

3.3. Giải hoạt động câu 3 trang 93 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

a) Mỗi đồ vật sau có dạng hình gì?

Mỗi đồ vật sau có dạng hình gì?

b) Em hãy nêu tên một số đồ vật có dạng khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật ở quanh ta nhé!

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình, nhận dạng các hình có dạng khối hộp chữ nhật và khối lập phương.

b) Quan xung quanh, nhận dạng các hình có dạng khối hộp chữ nhật và khối lập phương rồi kể tên.

Lời giải chi tiết:

a)

b) Ví dụ:

- Đồ vật có dạng khối hộp chữ nhật: tủ quần áo, viên gạch xây nhà, bao diêm....

- Đồ vật có dạng khối lập phương là: khối rubik, xúc xắc....

3.4. Giải luyện tập câu 1 trang 94 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Bạn Mai xếp được hình dưới đây. Trong hình đó:

a) Có bao nhiêu khối lập phương?

b) Có bao nhiêu khối hộp chữ nhật màu đỏ?

Phương pháp giải:

Quan sát hình, nhận dạng và đếm các hình có dạng khối hộp chữ nhật và khối lập phương.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình ta thấy:

a) Có 5 khối lập phương.

b) Có 2 khối hộp chữ nhật màu đỏ.

3.5. Giải luyện tập câu 2 trang 94 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Dùng các khối lập phương nhỏ như nhau, bạn Việt xếp thành các chữ T, H, C như sau:

Dùng các khối lập phương nhỏ như nhau, bạn Việt xếp thành các chữ T, H, C

 a) Chữ nào được xếp bởi nhiều khối lập phương nhất?

b) Hai chữ nào được xếp bởi số khối lập phương bằng nhau?

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình và đếm các khối lập phương ở mỗi chữ cái.

b) Dựa vào ý a), để tìm ra hai chữ được xếp bởi số khối lập phương bằng nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có:

Chữ T được xếp bởi 5 khối lập phương.

Chữ H được xếp bởi 7 khối lập phương.

Chữ C được xếp bởi 5 khối lập phương.

b) Từ ý a) ta có chữ T và chữ C được xếp bởi số khối lập phương bằng nhau.

3.6. Giải luyện tập câu 3 trang 95 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Các khối lập phương nhỏ như nhau được xếp thành các hình sau:

Các khối lập phương nhỏ như nhau được xếp thành các hình

 Hình nào là khối lập phương?

Phương pháp giải:

Quan sát hình, nhận diện hình có dạng khối lập phương.

Lời giải chi tiết:

Hình A là khối lập phương.

3.7. Giải luyện tập câu 4 trang 95 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Hình khối thích hợp đặt vào dấu "?" là hình nào?

Hình khối thích hợp đặt vào dấu "?" là hình nào?

Phương pháp giải:

Quan sát hình để tìm ra được quy luật sắp xếp.

Lời giải chi tiết:

a) Các hình sắp xếp theo thứ tự: Khối hộp chữ nhật, khối lập phương rồi tiếp tục lặp lại như vậy. Nên hình đặt vào dấu ? là khối lập phương. Chọn B

b) Các hình sắp xếp theo thứ tự màu đỏ, màu vàng, màu xanh rồi tiếp tục lặp lại như vậy. Nên hình đặt vào dấu ? là hình màu đỏ. Chọn A