Bài 16: Luyện tập chung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khối lập phương, khối hộp chữ nhật

- Nhân biết được khối hộp chũ nhật, khối lập phương

- Đọc đúng tên với hình tương ứng.

Khối hộp chữ nhật

Khối hộp chữ nhật

Khối lập phương

Khối lập phương

1.2. Vị trí, định hướng trong không gian

- Các em nhận biết được phải-trái, trên – dưới, trước – sau, ở giữa thông qua hình ảnh và các đồ vật.

- Các em phân biệt được bên phải, bên trái trên cơ thể mình.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Dùng các khối lập phương nhỏ như nhau, bạn Việt xếp thành các chữ T, H. Chữ nào được xếp bởi nhiều khối lập phương nhất?

Chữ nào được xếp bởi nhiều khối lập phương nhất?

Hướng dẫn giải

Ta đếm được: chữ T là dùng 6 khối lập phương xếp thành; chữ H là dùng 7 khối lập phương xếp thành.

Câu 2: Quan sát và điền vào chỗ trống.

- Từ trái sang phải, hình tam giác ở vị trí thứ mấy?

- Từ phải sang trái, hình ở vị trí thứ ba là hình gì?

- Hình nào ở giữa hình tròn và hình tam giác? 

Hướng dẫn giải

- Từ trái sang phải, hình tam giác ở vị trí thứ ba

- Từ phải sang trái, hình ở vị trí thứ ba là hình tròn

- Hình vuông ở giữa hình tròn và hình tam giác

3. Bài tập SGK

3.1. Giải luyện tập câu 1 trang 100 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Những hình nào là khối lập phương? Những hình nào là khối hộp chữ nhật?

Những hình nào là khối lập phương? Những hình nào là khối hộp chữ nhật?

Phương pháp giải:

Nhận diện những hình có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

Lời giải chi tiết:

Quan sát hình, ta thấy:

- Hình A, C, E là những khối lập phương.

- Hình B, G là những khối hộp chữ nhật.

3.2. Giải luyện tập câu 2 trang 100 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

a) Mặt trước xúc xắc có mấy chấm?

b) Mặt bên phải xúc xắc có mấy chấm?

c) Mặt trên xúc xắc có mấy chấm?

Xúc xắc

Phương pháp giải:

Quan sát tranh rồi trả lời theo yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Mặt trước xúc xắc có 5 chấm.

b) Mặt bên phải xúc xắc có 6 chấm.

c) Mặt trên xúc xắc có 3 chấm.

3.3. Giải luyện tập câu 3 trang 101 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Câu nào đúng?

a) Hình bên phải có nhiều khối lập phương nhỏ hơn hình bên trái.

b) Hai hình có số khối lập phương nhỏ bằng nhau.

Các hình được xếp từ khối lập phương

Phương pháp giải:

Đếm số khối lập phương nhỏ ở mỗi hình rồi so sánh để xét tính đúng sai từng câu.

Lời giải chi tiết:

Hình bên phải có 8 khối lập phương nhỏ.

Hình bên trái có 8 khối lập phương nhỏ.

a) Hình bên phải có nhiều khối lập phương nhỏ hơn hình bên trái.              S

b) Hai hình có số khối lập phương nhỏ bằng nhau.                                       Đ

3.4. Giải luyện tập câu 4 trang 101 SGK Toán 1 tập 1 KNTT

Từ 8 khối lập phương nhỏ như nhau, em hãy xếp thành một khối lập phương lớn.

Từ 8 khối lập phương nhỏ như nhau, em hãy xếp thành một khối lập phương lớn.

Phương pháp giải:

Từ 8 khối lập phương nhỏ, HS tự sắp xếp để thành 1 khối lập phương to.

Lời giải chi tiết: